BẢY BUỚC COLE
&
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NHÓM DỰA TRÊN BẢY BƯỚC COLE
Đây là sản phẩm của chương trình cộng đồng được dịch và thực hiện bởi tập thể sinh viên khóa 21 và khóa 22 ngành Hoạt động trị liệu – Đại học Y Dược TPHCM nhằm mục đích phi lợi nhuận.
Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích hỗ trợ việc hiểu nội dung và mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đảm bảo rằng bài viết này hoàn toàn chính xác hoặc đầy đủ và có thể không phản ánh đầy đủ ý nghĩa của văn bản gốc. Người sử dụng bài viết này nên tham khảo văn bản gốc nếu có bất kỳ nghi ngờ nào và tự chịu trách nhiệm khi sử dụng thông tin từ bài viết. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ hậu quả nào phát sinh từ việc sử dụng bài viết này hoặc bất kỳ vấn đề gì liên quan tới bên thứ ba. Xin cảm ơn quý vị đã sử dụng bài viết và xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan. Video và hình ảnh minh họa được sử dụng nhằm mục đích phi lợi nhuận, giáo dục, lượng giá để theo dõi người bệnh nhằm hỗ trợ trong can thiệp điều trị và không dùng để bán hay bất kì mục đích thương mại nào.
- Bảy bước COLE trong can thiệp nhóm
Là phương pháp can thiệp nhóm rất hữu ích trong ngành Hoạt động trị liệu bao gồm 7 bước:
Bước 1: Giới thiệu
Bước 2: Hoạt động
- Quá trình diễn ra hoạt động dựa trên tổng hợp và phân tích hoạt động.
Bước 3: Chia sẻ
- Hoạt động có sản phẩm
- Các thành viên trong nhóm lần lượt chia sẻ sản phẩm, giới thiệu về sản phẩm, ý nghĩa của sản phẩm, và những thách thức gặp phải trong quá trình tạo ra nó.
- Chia sẻ theo vòng tròn để không bị bỏ sót một người nào.
- Hoạt động không có sản phẩm (có thể không cần bước chia sẻ)
- Chia sẻ trải nghiệm của bản thân, ý nghĩa như thế nào đối với họ.
Bước 4: Xử lý
- Bạn cảm thấy thế nào về hoạt động, người lãnh đạo và các thành viên ?
- Cảm xúc được thảo luận đầu tiên, tránh trường hợp chúng bị ảnh hưởng bởi những thảo luận sau đó
- Đặt các câu hỏi mở để giúp các thành viên nói lên cảm xúc của bản thân có thể là tích cực hay tiêu cực
- Người trưởng nhóm phải là người khám phá và nhìn nhận ra được những cảm xúc tiêu cực của thành viên (nếu có) để có thể giải quyết vì đó có thể là vấn đề gây ra sự rào cản khi tham gia hoạt động
- Có thể khai thác và đưa vào cuộc thảo luận để giúp mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của việc can thiệp nhóm.
Bước 5: Khái quát hóa
- Bạn học được những gì sau hoạt động này
- Dùng các câu hỏi mở
- “Những kỹ năng nào bạn nghĩ mình đã sử dụng hoặc phát triển trong buổi hoạt động này?”
- “Có điều gì về bản thân mà bạn nhận ra sau hoạt động không?”
- “Bạn học được điều gì về cách bạn làm việc với những người khác?”
Bước 6: Áp dụng
- Cách áp dụng hoạt động này vào trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
- Mục tiêu là để mỗi thành viên có thể hiểu được cách áp dụng hoạt động nhóm này để giúp cuộc sống chính họ trở nên hiệu quả
- “Bạn có thể áp dụng điều gì từ hoạt động này vào cuộc sống hàng ngày của mình?”
- “Có tình huống nào trong cuộc sống của bạn mà bạn nghĩ rằng những kỹ năng này sẽ giúp ích không?”
- “Làm thế nào bạn có thể sử dụng kỹ năng này để cải thiện các mối quan hệ của mình?”
Bước 7: Tóm tắt
- Tóm tắt lại mục tiêu, những điểm nổi bật của hoạt động,
- Có thể yêu cầu các thành viên trong nhóm giúp tóm tắt bằng cách ghi nhớ hoạt động và đưa ra ý tưởng của họ về những gì đã học được.
- Bày tỏ cảm xúc và cảm ơn các thành viên đã tham gia vào hoạt động
- Chia sẻ phản hồi tích cực của từng thành viên về trải nghiệm hoạt động.
- Phân tích hoạt động nhóm theo 7 bước Cole
- Hoạt động làm lồng đèn
Mô tả: Buổi hoạt động nhóm làm lồng đèn gồm có 7 người (3 nhà trị liệu và 4 khách hàng là người tham gia), họ kết nối với nhau để có thể trò chuyện và tái tạo lại năng lượng sau 1 tuần làm việc căng thẳng. Làm lồng đèn là hoạt động rất quen thuộc với tất cả gia đình Việt vào dịp lễ trung thu, vì thế chúng tôi lựa chọn hoạt động này để mọi người có thể hoài niệm về tuổi thơ, có những câu chuyện hay kể cho mọi người cùng nghe qua đó giúp họ giải tỏa căng thẳng, có thêm năng lượng để làm việc hiệu quả. Đầu tiên, mọi người sẽ cùng nhau làm quen thông qua hoạt động tung bóng giới thiệu tên. Tiếp theo, nhà trị liệu phổ biến hoạt động làm lồng đèn và hướng dẫn cách làm chi tiết cho cả nhóm. Mọi người cùng nhau bắt tay vào làm, hỗ trợ nhau ở các bước. Cuối cùng sau khi hoàn thành sản phẩm, sẽ chia sẻ sản phẩm xem ai là người khéo tay nhất.
Bước 1: Giới thiệu
Đầu tiên, nhà trị liệu tự giới thiệu về mình trước, cho mọi người biết đây là phòng Hoạt động trị liệu. Sau đó, thông qua việc chuyền banh các thành viên trong nhóm sẽ lần lượt giới thiệu tên của mình. Tiếp theo, để cho nhóm biết hoạt động chính của ngày hôm nay là làm lồng đèn, nhà trị liệu mở một bài hát liên quan đến chủ đề Trung thu cho không khí được sôi nổi và giúp mọi người có thể liên tưởng đến việc làm lồng đèn. |
Bước 2: Hoạt động làm lồng đèn
Hoạt động làm lồng đèn kéo dài khoảng từ 20-25 phút. Nhà trị liệu sẽ giới thiệu nguyên vật liệu cần có và hướng dẫn từng bước để người tham gia có thể làm theo. Trong quá trình thực hiện, mọi người sẽ cùng hỗ trợ nhau ở các bước nếu có khó khăn. |
Bước 3: Chia sẻ (hoạt động có sản phẩm)
Sau khi thành phẩm được chiếc lồng đèn, cả nhóm sẽ cùng nhau cầm lên để cho mọi người cùng thấy sản phẩm của mình, chấm điểm xem chiếc lồng đèn nào là đẹp nhất.
|
Bước 4: Xử lý
Nhà trị liệu đặt câu hỏi “Mọi người có gặp khó khăn gì trong khi làm lồng đèn?” nhằm để khách hàng có thể chia sẻ quá trình mình làm ra sao. Họ sẽ bày tỏ việc làm lồng đèn như thế nào, khó ở bước nào, mình cần phải tỉ mỉ để có thể hoàn thành được sản phẩm. Sau đó, làm gì với thành phẩm của mình tạo ra. Họ có thấy vui vẻ hay quá áp lực khi làm. |
Bước 5: Khái quát hóa
Nhà trị liệu tiếp tục hỏi “Sau khi hoàn thành hoạt động, bạn học được những gì?”. Mỗi người tham gia sẽ lần lượt nêu ra ý kiến của mình. |
Bước 6: Ứng dụng
Sau hoạt động làm lồng đèn, khách hàng muốn trở về để có thể cùng gia đình mình làm những chiếc lồng đèn xinh xắn vào dịp Trung thu, qua đó giúp họ trở nên gắn kết với nhau. Họ sẽ có nhiều hoạt động hơn để kết nối. |
Bước 7: Tóm tắt
Cuối cùng, nhà trị liệu sẽ tóm tắt lại những hoạt động chính ngày hôm nay, đưa ra những gợi ý để khi về nhà khách hàng có thể thực hiện. Gợi ý những hoạt động để chuẩn bị cho buổi trị liệu tiếp theo, giúp khách hàng có thêm sự hứng thú để tiếp tục tham gia. |
VIDEO MINH HỌA
- Hoạt động chơi bóng chuyền
Mô tả: Buổi hoạt động nhóm đầu tiên gồm 4 người, đang có nhu cầu về việc cải thiện sức khỏe về mặt thể chất, các thành viên có điểm chung là khá bận rộn và không sắp xếp được lịch tập thể dục hoặc tập rất ít (1-2 lần/ tháng). Hoạt động chơi bóng chuyền sẽ là hoạt động thể chất và chơi theo đội nên yêu cầu tính hợp tác và hiểu ý nhau để phối hợp ghi điểm. Đầu tiên, trưởng nhóm (nhà trị liệu) sẽ là người hướng dẫn các quy tắc chơi như sau: sẽ chia mọi người làm 2 đội và mỗi đội sẽ cố gắng lấy điểm đối phương bằng cách đánh bóng sang phần sân đối phương nếu đối thủ không đỡ được bóng (bóng chạm đất trong sân) thì đội đó sẽ ghi điểm. Đội nào ghi được 10 điểm trước sẽ giành chiến thắng. Sau khi phổ cập luật chơi, nhà trị liệu sẽ hướng dẫn các động tác cơ bản trong chơi bóng chuyền như: tư thế đứng, cách để tay đón bóng và đệm bóng sao cho hiệu quả nhất. Tiếp theo đó, nhà trị liệu cùng với người tham gia sẽ cùng tập các động tác để quen với cử động đó rồi mới bắt đầu tham gia 1 trận đấu bóng chuyền thật sự.
Bước 1: Khởi động
Giới thiệu tên: nhà trị liệu giới thiệu tên và mời lần lượt mọi người cùng giới thiệu tên. Mỗi người sẽ giới thiệu tên và kèm theo câu hỏi từ nhà trị liệu:” Anh có tham gia hoạt động thể chất nào không, ví dụ như bóng đá, bóng rổ,… Sau khi giới thiệu hết 1 lượt thì nhà trị liệu cầm quả bóng đưa lên để mọi người đoán xem quả bóng này thuộc môn thể thao nào. Nhà trị liệu mời mọi người phát biểu ý kiến và xong 1 lượt thì nhà trị liệu sẽ công bố hoạt động chính ngày hôm này là chơi bóng chuyền và mục đích ngày hôm nay mọi người tham gia là chơi bóng chuyền theo đội, bắt đầu chuyển sang hoạt động khởi động rồi mới tới hoạt động chính. |
Bước 2: Hoạt động chơi bóng chuyền
Nhà trị liệu hướng dẫn quy luật chơi, cách để tay, tư thế đón bóng và yêu cầu mọi người thực hiện theo để làm quen với động tác. Sau khi mọi người đã hiểu luật và cách chơi thì nhà trị liệu sẽ bắt đầu chia làm 2 đội và bắt đầu hoạt động chơi bóng chuyền, đội nào đạt được 10 điểm trước sẽ thắng.
|
Bước 3: Chia sẻ sản phẩm (không có sản phẩm nên không có bước này)
Bước 4: Xử lý
Sau khi thực hiện xong hoạt động chơi bóng chuyền, nhà trị liệu sẽ hỏi “mọi người cảm thấy như thế nào về hoạt động chơi bóng chuyền này”. Nhà trị liệu sẽ bắt đầu trước nếu lên cảm nhận của bản thân để mọi người hình dung được câu trả lời. Sau đó, nhà trị liệu mời lần lượt mọi người tham gia phát biểu cảm nghĩ gì về môn thể thao và cảm xúc trước và sau khi chơi nó. Mọi người sẽ bắt đầu nếu lên cảm nghĩ của bản thân hết 1 lượt. |
Bước 5: Khái quát hóa
Nhà trị liệu sẽ hỏi xem: “mọi người đã học được những gì sau khi chơi xong” và cho ví dụ để mọi người hiểu câu hỏi và hình dung câu trả lời. Sau đó, mọi người sẽ được mời lần lượt để trả lời câu hỏi hỏi từ nhà trị liệu. |
Bước 6: Áp dụng
Nhà trị liệu sẽ tiếp tục hỏi mọi người tham gia rằng: “mọi người có thể áp dụng những kỹ năng đó vào cuộc sống hằng ngày của mỗi người như thế nào?” và vẫn sẽ cho ví dụ thêm để mọi người hiểu của hỏi. Mọi người cũng sẽ được trả lời hết 1 lượt. Nhà trị liệu sẽ nói ra ý nghĩa của hoạt động này đối với mỗi mục tiêu của mỗi người tham gia và có thể áp dụng để chơi vời gia đình, bạn bè và người thân. Sau khi hoạt động này kết thúc, mọi người hãy về nhà và thực hiện hoạt động này với những người thân của mình. Ở buổi tiếp theo gặp hãy nói cho nhà trị liệu biết mọi người áp dụng nó có tốt không và có khó khăn gì trong quá trình chơi với gia đình không?
|
Bước 7: Tóm tắt
Nhà trị liệu sẽ tóm tắt lại các điểm nổi bất của buổi trị liệu ngày hôm nay, củng cố những kiến thức đã học sau khi kết thúc hoạt động và lên kết hoạch cho buổi gặp tiếp theo. |
VIDEO MINH HỌA
***Tất cả hình ảnh trong bài viết chỉ mang tính chất minh họa để hiểu rõ nội dung
Tài liệu tham khảo
Cole MB. Group Dynamics in Occupational Therapy : The Theoretical Basis and Practice Application of Group Intervention. Slack Incorporated; 2018:3-11.
Bryant W, Fieldhouse J, Bannigan K. Creek’s Occupational Therapy and Mental Health E-Book. 5th ed. Churchill Livingstone; 2014:244-246.
Bình luận