Lần đầu Theresa Smith quan tâm tới vấn đề Hoạt động trị liệu cho nạn nhân sau thảm họa đó chính là sau khi bà được giải cứu từ trận bão lịch sử Katrina ở vùng Gulf Cost (Mỹ) hồi tháng 8, 2005. Lúc đó bà là thành viên của Trung tâm Khoa học Sức khỏe thuộc ĐH Louisiana (LSUHSC), bang New Orleans. Sau trận bão đó, phần lớn bang New Orleans bị phá hủy bao gồm rất nhiều khu dân cư và không thể tiếp cận được cho đến tận tháng 10, 2006. Rất nhiều cư dân khi đó đã không thể quay trở về nhà của họ được, kể cả bà. Trường ĐH Louisiana lúc đó cũng bị thiệt hại nặng nề và phải đóng cửa cho đến mùa hè năm 2006. Tuy nhiên, lúc đó các sinh viên theo học chuyên ngành HĐTL đã thuyết phục nhà trường rằng họ rất muốn quay trở lại lớp học để tiếp tục việc học. Và ban giám hiệu trường ĐH Louisiana cuối cùng đã đồng ý cho các sinh viên HĐTL sử dụng phòng học trong trung tâm nghiên cứu Baton Rouge để duy trì lớp học. Đối với bà Theresa, mối quan tâm về những ảnh hưởng của thảm họa gây ra chỉ thực sự mãnh liệt sau khi bà chuyển tới Houston, Texas và thoát ra khỏi những sang chấn do trận bão Katrina gây ra.
TÁC ĐỘNG CỦA THẢM HỌA
Ước tính có khoảng từ 13%-30% dân số Mỹ từng trải qua ít nhất một lần thảm họa nào đó trong cuộc đời họ (Briere & Elliot, 2000). Thuật ngữ “thảm họa” được dùng mô tả các tình huống bất ngờ, nguy hiểm hoặc không thể kiểm soát hoặc các sự kiện gây ra hậu quả nghiêm trọng phá hủy môi trường, thương vong, gây xáo trộn cấu trúc xã hội và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các cuộc thảm họa có thể uy hiếp tới năng lực phản ứng của một địa phương và đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết từ bên ngoài (Trung tâm nghiên cứu về dịch bệnh và thiên tại, 2009; Fritz, 1061).
(Floodwaters from hurricane Katrina cover a portion of New Orleans on Aug 30, 2005. David J. Phillip, AP)
Do sự gia tăng các thảm họa tự nhiên, các sự cố do kỹ thuật cũng như các mối đe dọa khủng bố, điều này dẫn tới số lượng cũng ngày càng gia tăng các cá nhân bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Số lượng gia tăng đáng kể này bao gồm các nhạn nhân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, những khu dân cư sống ở các khu vực duyên hải hay ở những nơi nằm trong vành đai núi lửa. Số lượng thảm họa liên quan tới biến đổi khí hậu cũng gia tăng và bằng chứng là các cơn bão đến từ Đại Tây Dương đã tăng gấp đôi so với thế kỷ trước (Holland & Webster, 2007), các sự cố liên quan tới kỹ thuật như sự cố tràn dầu tại vùng Vịnh, và cả các cuộc tấn công bởi khủng bố khiến hàng nghìn người chết (LaFranchi, 2010).
(Fishing boat lying amid the wreckage in Ōfunato, Iwate prefecture, Japan, after being washed ashore by the tsunami that struck the city on March 11, 2011.
Thảm họa không chỉ được mô tả hay nhắc tới như là một sự kiện đơn lẻ mà được khái niệm hóa là một quá trình thông qua chuỗi các giai đoạn (AOTA, 2011). Có 5 giai đoạn chính bao gồm:
- Giai đoạn tiền tác động
- Giai đoạn tác động
- Giai đoạn trung, hậu tác động
- Giai đoạn phục hồi
- Giai đoạn tái thiết.
Mỗi một giai đoạn này thì đòi hỏi ứng xử khác nhau.
Thảm họa có thể là nguyên nhân của thương vong, hỗ trợ xã hội bị gián đoạn và phá hủy cộng đồng (Lowe, Chan & Rhodes, 2010). Những thiệt hại về người có thể không chỉ là cá nhân người đó bị thương tích mà bao gồm thương vong người thân, thiệt hại về tài sản và tài chính. Hỗ trợ xã hội vì thế có thể bị ảnh hưởng do phải cứu trợ trên diện rộng và việc thiếu kết nối xã hội cũng được coi như là một nhân tố tiềm tàng gây ra sự hình thành rối loạn căng thăng hậu khủng hoảng (PTSD) (Hobfoll et al., 2007).
Sau thảm họa, phần lớn những người sống sót điều trải qua những phản ứng mang tính căng thẳng cấp tính bao gồm thể chất, cảm xúc, nhận thức và cả sự tương tác cá nhân (AOTA, 2011). Một số khác lại có thể có những rối loạn về tâm lý bao gồm PTSD, lo âu, than vãn hay lạm dụng các chất kích thích (Rao, 2006).
VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU
(https://ivanity.wordpress.com/tag/disaster-preparedness/)
Hỗ trợ các cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi thảm họa
Trong quá trình tham gia cứu trợ các nạn nhân, nhà HĐTL có thể tập trung hỗ trợ các hoạt động liên quan tới chăm sóc sức khỏe và sự tham gia của các cá nhân thông qua việc tham gia hoạt động (AOTA, 2008). Những nạn nhân sống sót sau thảm họa thường phải đối mặt với tình trạng chung đó là các thói quen sinh hoạt bị đảo lộn, do vây HĐTL có thể giúp họ khôi phục lại các thói quen sinh hoạt này. (AOTA, 2011). Điều trị viên HĐTL có thể đóng góp vào các giai đoạn thảm họa (5 giai đoạn nêu trên) và hỗ trợ ở các cấp từ cá nhân, gia đình hay đến cộng đồng. Nhà HĐTL có thể tham gia vào giai đoạn tiền thảm họa thông qua việc hỗ trợ lên kế hoạch thoát hiểm cho các cá nhân hay cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức tại cộng đồng. Đối với các khu vực thường hay xảy ra thảm họa thiên nhiên thì nhà HĐTL có thể hỗ trợ đưa ra các phương án lều trú ẩn có lưu ý tới các yếu tố văn hóa nhạy cảm nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả mọi đối tượng bao gồm cả người khuyết tật. Ở giai đoạn hậu thảm họa, trị liệu viên HĐTL có thể cung cấp các dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần cho những ai có những rối loạn hay căng thẳng cấp tính và giúp họ thích nghi với hoàn cảnh mới.
Hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm họa
Thảm họa có thể gây tác động tới cộng đồng trên mọi phương diện từ kinh tế, môi trường, chính quyền, xã hội và cả những xáo trộn về văn hóa mà những yếu tố này có thể góp phần gây ra những căng thẳng tâm lý (Norris et al., 2010). Các nhà thực hành HĐTL có thể tham gia hỗ trợ ở cấp cộng đồng ở các giai đoạn khác nhau của thảm họa. Tuy nhiên, nếu một nhà HĐTL mong muốn tham gia ở cấp độ cộng đồng thì nên đăng ký tham gia vào các cơ quan, tổ chức phản ứng/đối phó thảm họa của cộng đồng đó trước khi thảm họa thực sự xảy ra (AOTA, 2011; Stone, 2006; Taylor, Jacob & Marsh, 2011).
Hỗ trợ các nhóm đặc biệt
Các nhà HĐTL có các kỹ năng và năng lực có thể hỗ trợ cho các nhóm đặc biệt trước, trong và sau thảm họa. Những nhóm đặc biệt này bao gồm đội cứu trợ thảm họa, các nhóm được giải cứu và sống tại khu trại tạm thời, trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật. Ví dụ như việc tạo ra một sân chơi trong khu tạm lánh cho trẻ em cũng có thể giúp các em bớt lo âu đối với hoàn cảnh thực tế. Hay đối với những người làm công tác cứu trợ khẩn cấp, đó là nhóm người phải làm việc liên tục trong nhiều giờ dưới điều kiện khắc nghiệt, được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ mà có thể bị thương tích hay hy sinh. Thêm vào đó nhóm nhân viên cứu trợ này, họ phải thường xuyên đối mặt với những hình ảnh các nạn nhân bị thương nghiêm trọng, hình ảnh đau khổ của những người bị mất người thân và cả những hình ảnh từng mảnh cơ thể hay xác các nạn nhân. Khi ấy, những nhà HĐTL làm việc trong các tình huống hỗ trợ thảm họa nhất định phải lưu ý tới việc ngăn không cho tình trạng chán chường và mệt mỏi (compassion fatigue) của những người làm công tác cứu trợ này ảnh hưởng tới các nhiệm vụ cứu trợ sau đó.
(Photo: MCNV)
(Trần Quỳnh Trang – lược dịch theo “Providing Occupational Therapy for Disater Survivors” – Theresa M. Smith, Marjorie E. Scaffa)
Bình luận