GIỚI THIỆU KHUNG THỰC HÀNH HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU (OTPF) BẢN 4 & CÁCH SỬ DỤNG KHUNG THỰC HÀNH HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU TRONG PHÂN TÍCH SỰ THỰC HIỆN

Đây là sản phẩm của chương trình cộng đồng của sinh viên Hoạt động trị liệu tại Đại học Y Dược TPHCM, được dịch và thực hiện bởi tập thể sinh viên khóa 21 và khóa 22 nhằm mục đích phi lợi nhuận.

Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích hỗ trợ việc hiểu nội dung và mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đảm bảo rằng bài viết này hoàn toàn chính xác hoặc đầy đủ và có thể không phản ánh đầy đủ ý nghĩa của văn bản gốc. Người sử dụng bài viết này nên tham khảo văn bản gốc nếu có bất kỳ nghi ngờ nào và tự chịu trách nhiệm khi sử dụng thông tin từ bài viết. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ hậu quả nào phát sinh từ việc sử dụng bài viết này hoặc bất kỳ vấn đề gì liên quan tới bên thứ ba. Xin cảm ơn quý vị đã sử dụng bài viết và xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan. Video minh họa được sử dụng nhằm mục đích phi lợi nhuận, giáo dục, lượng giá để theo dõi người bệnh nhằm hỗ trợ trong can thiệp điều trị và không dùng để bán hay bất kì mục đích thương mại nào.

  1. Giới thiệu
  • Khung thực hành Hoạt động trị liệu (Occupational Therapy Practice Framework – OTPF) là tài liệu được phát triển bởi các nhà Hoạt động trị liệu nhằm liên kết và đề cập những kiến thức và lĩnh vực mà các nhà thực hành Hoạt động trị liệu sẽ thực hiện (nằm ở phần lĩnh vực Hoạt động trị liệu) và cách họ làm điều đó (nằm ở phần quá trình Hoạt động trị liệu).

  • Trong phần lĩnh vực của OTPF bản 4, mục Kỹ năng thực hiện (Performance Skills) là một trong các mục quan trọng cần được tìm hiểu. Kỹ năng thực hiện là những hành động quan sát được và hướng tới mục tiêu hoạt động, bao gồm:

  • Thông thường, các nhà Hoạt động trị liệu sẽ sử dụng bảng Kỹ năng thực hiện kết hợp với việc Phân tích sự thực hiện của khách hàng trong bước lượng giá. Bằng việc Phân tích sự thực hiện của khách hàng ở mức độ kỹ năng trong từng hoạt động, các nhà Hoạt động trị liệu có thể xác định những kỹ năng thực hiện nào hiệu quả và kém hiệu quả.
  • Sau khi hoàn thành, nhà trị liệu có thể xác định những khó khăn của khách hàng khi thực hiện và đặt giả thuyết về chênh lệch giữa mức độ thực hiện hoạt động hiện tại và mức độ thực hiện hiệu quả, từ đó lên kế hoạch can thiệp hợp lý.

2. Mục đích cần hiểu:

  • Hỗ trợ việc lượng giá và mô tả vấn đề dễ dàng và cụ thể, làm rõ được các khiếm khuyết hoặc sự thực hiện kỹ năng thiếu hiệu quả.
  • Xác định rõ dạng kỹ năng nào đang thực hiện hiệu quả và kém hiệu quả, phục vụ cho quá trình lên phương án can thiệp phù hợp.

3. Hướng dẫn sử dụng

Chúng ta sử dụng bảng Kỹ năng thực hiện này kết hợp với quá trình Phân tích sự thực hiện theo quy trình sau:

4. Thành phần trong bảng Kỹ năng thực hiện của khung thực hành OTPF

5. Video minh họa sử dụng bảng Kỹ năng thực hiện của khung thực hành OTPF trong quá trình Phân tích sự thực hiện

  • Hoạt động cần phân tích: Rót nước để uống nước
  • Mức độ liên quan và ý nghĩa: là hoạt động người bệnh ưu tiên và mong muốn được độc lập trong thực hiện để di chuyển trong nhà
  • Thời gian: những lúc người bệnh khác hoặc ngồi nghỉ ngơi.
  • Sự vật liên quan: chai nước và ly nước người bệnh dùng ở nhà.
  • Cấu trúc cơ thể liên quan: chức năng vận động của chi trên, chi dưới, thân mình, chức năng nhận thức và cảm giác.
  • Các Kỹ năng thực hiện sẽ xuất hiện:
  • Kỹ năng vận động: giữ cơ thể ổn định; giữ thẳng cơ thể; tư thế; với tay; cầm nắm, thao tác, phối hợp, di chuyển, nâng, hiệu chỉnh, cử động trôi chảy, nhịp độ.
  • Kỹ năng xử lý: chú ý; lựa chọn, quản lý công cụ, khởi xướng, tiếp tục, làm theo chuỗi, kết thúc; tìm kiếm; điều khiển.
  • Kỹ năng tương tác xã hội: tạo ra lời nói, điệu bộ; nói lưu loát, nhìn; quay về hướng người nói, đặt câu hỏi, đáp lại, thời gian trả lời, độ dài thời gian, ngôn ngữ phù hợp.

Video minh họa:

 

 

Miễn trừ trách nhiệm

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích hỗ trợ việc hiểu nội dung và mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đảm bảo rằng bài viết này hoàn toàn chính xác hoặc đầy đủ và có thể không phản ánh đầy đủ ý nghĩa của văn bản gốc. Người sử dụng bài viết này nên tham khảo văn bản gốc nếu có bất kỳ nghi ngờ nào và tự chịu trách nhiệm khi sử dụng thông tin từ bài viết. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ hậu quả nào phát sinh từ việc sử dụng bài viết này hoặc bất kỳ vấn đề gì liên quan tới bên thứ ba. Xin cảm ơn quý vị đã sử dụng bài viết và xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan.

Tài liệu tham khảo:

Heidi McHugh Pendleton, Winifred Schultz – Krohn. Occupational Therapy Foundations for Physical Dysfunction. Pedretti’s Occupational Therapy Practice Skills for Physical Dysfunction. 8th edition. Elsevier. 2018.

American Occupational Therapy Association. (2020). Occupational therapy practice framework: Domain and process (4th ed.). American Journal of Occupational Therapy, 74(Suppl. 2), 7412410010. https://doi.org/10.5014/ajot.2020.74S2001

Marcey Cho.Occupational Therapy Practice Framework. OT Theory. 2014. 11/09/2024 https://ottheory.com/therapy-model/occupational-therapy-practice-framework

Bình luận

avatar
  Subscribe  
Notify of

Tin Liên Quan