HƯỚNG DẪN, CHUẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ PHCN CHO BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Hiện nay nhu cầu phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não (CTSN) đang rất lớn. Phần lớn người bệnh sống sót sau CTSN được cho xuất viện về nhà và không được phục hồi chức năng một cách thích hợp. Các đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) thường bị quá tải, đặc biệt là với những người bệnh sống sót sau CTSN nhưng vẫn còn bị các tình trạng rối loạn ý thức kéo dài. Một số người bệnh phải xuất viện do tình trạng tài chính.

Một trong những mục tiêu của Bộ Y tế (BYT) là “Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng và nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng; tăng cường phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật về mọi mặt để người khuyết tật được hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động trong xã hội, phát huy tối đa năng lực của người khuyết tật.” (BYT, 2014)

Với quan điểm này, hướng dẫn để hiện thực hoá mong muốn cải thiện các dịch vụ phục hồi chức năng là rất cần thiết. Hiện tại đã có các hướng dẫn chăm sóc phục hồi chức năng cho các tình trạng bệnh lý và chấn thương thường gặp ở Việt Nam và đã được Bộ Y tế thông qua vào năm 2014. Các hướng dẫn này gồm hai tài liệu chính:

– “Hướng dẫn Chẩn đoán, Điều trị Phục hồi chức năng” mô tả các yêu cầu và thủ tục phải tuân theo liên quan đến chẩn đoán, chăm sóc và theo dõi phục hồi chức năng, và
–  “Hướng dẫn Quy trình Kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”, mô tả các kỹ thuật phục hồi chức năng hiện có cũng như các lĩnh vực áp dụng, chỉ định, chống chỉ định và các kết quả mong đợi.

Bộ Y tế cũng đã ban hành những tài liệu hướng dẫn như vậy cho ‘CTSN’. Những tài liệu này của BYT tạo nên một nền tảng tương đối vững chắc để xây dựng bổ sung các Hướng dẫn Chung và Hướng dẫn Chuyên ngành mới nhất, dựa trên các kết quả nghiên cứu mới và phù hợp với các hướng dẫn phục hồi chức năng dựa trên bằng chứng của quốc tế, vừa thích ứng với hoàn cảnh của Việt Nam. Một nhóm gồm nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia vào việc xây dựng các Hướng dẫn Chung và Chuyên ngành cập nhật cho người bệnh CTSN.

Hướng dẫn về Hoạt động Trị liệu cho CTSN này đưa ra những khuyến cáo và hướng dẫn chung về hình thức cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng cũng như các khuyến cáo “cắt ngang” về các yêu cầu hệ thống tổ chức, chăm sóc đa chuyên ngành và toàn diện, chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, lộ trình chăm sóc, điều trị và giới thiệu chuyển tuyến, hỗ trợ và tham gia của gia đình, xuất viện và theo dõi sau khi xuất viện, tái hòa nhập cộng đồng và tham gia vào xã hội.

Đối tượng sử dụng tài liệu hướng dẫn
Tài liệu hướng dẫn này chủ yếu là một nguồn công cụ và tư liệu thiết thực cho Kỹ thuật viên Hoạt động Trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh CTSN. Tài liệu hướng dẫn cũng có ích đối với những chuyên gia khác quan tâm đến vấn đề phục hồi chức năng CTSN bao gồm bác sĩ, bác sĩ thần kinh, bác sĩ phục hồi chức năng, điều dưỡng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, chuyên viên ngôn ngữ trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên viên dụng cụ chỉnh hình, dược sĩ, chuyên gia tâm lý, chuyên gia về y tế công cộng, nhân viên công tác xã hội và nhân viên cộng đồng và người bệnh CTSN và gia đình, người chăm sóc của họ.

Mục tiêu của tài liệu hướng dẫn
Tài liệu nhằm hướng dẫn cách xử trí và phục hồi chức năng cho người bệnh Việt Nam bị CTSN. Tài liệu không mang tính chỉ định. Nó trình bày nhiều ý tưởng khác nhau về cách xử trí nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, không nhất thiết phải thực hiện tất cả hoạt động. Trong một số trường hợp, người sử dụng tài liệu hướng dẫn nên điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Không chỉ là một nguồn tư liệu thiết thực, tài liệu hướng dẫn này còn là một công cụ giáo dục nhằm giúp đội ngũ nhân viên y tế và quần chúng hiểu về các yếu tố cần thiết để mang
lại hiệu quả cao trong phục hồi chức năng CTSN. Tài liệu cũng có thể là một công cụ để nâng cao ý thức của đội ngũ nhân viên về vai trò và chức năng của những người tham gia vào quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh CTSN. Có thể đơn giản hóa nội dung của tài liệu cho phù hợp với nhân viên có trình độ đào tạo thấp và cho bản thân người bệnh CTSN và người nhà của họ. Cuối cùng, bộ tài liệu có thể giúp làm cầu nối giữa dịch vụ cấp tính và dịch vụ phục hồi chức năng, đặc biệt để hướng dẫn cách giới thiệu người bệnh đến các chuyên khoa khác và cách giao tiếp giữa hai bên. Tài liệu cũng có thể nêu bật những lỗ hổng và nhu cầu về nguồn nhân lực cụ thể (ví dụ: kỹ thuật viên hoạt động trị liệu (KTV HĐTL) và chuyên viên ngôn ngữ trị liệu (CV NNTL) có đủ tư cách hành nghề cũng như đưa ra khuyến nghị về mục tiêu trong 5-10 năm tới về cách cải thiện công tác phòng ngừa nguyên phát và nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng, bao gồm phòng ngừa CTSN thứ phát tại Việt Nam.

Xem chị tiết tại: HƯỚNG DẪN, CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHCN CHO BỆNH NHÂN CHÂN THƯƠNG SỌ NÃO

 

Bình luận

avatar
  Subscribe  
Notify of

Tin Liên Quan