YẾU TỐ CHỦNG TỘC, SẮC TỘC VÀ VĂN HÓA CÓ TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU?

“Văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với những vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe.” –JAIME PHILLIP MUNOZ (2007)

TÌNH HUỐNG 1:

Cô sinh viên trẻ tuổi da trắng ngành hoạt động trị liệu đi đến một phòng khám của một bệnh viện lớn trong thành phố, nơi mà bệnh nhân đầu tiên trong ngày là một người đàn ông Mỹ gốc Phi 54 tuổi hiện đang làm việc tại bến tàu. Gần đây, ông trải quả một cuộc phẫu thuật bàn tay để chữa sự co cứng Dupuytren và cần các hoạt động chức năng để làm duỗi gân cơ ngón giữa và ngón áp út của tay bên phải. Đây cũng là tay thuận của ông.

Cô trị liệu viên da trắng chào ông một cách thân thiện và đi đến tủ dụng cụ và lấy bộ dụng cụ vẽ tranh cát. Cô là một sinh viên thông minh, giỏi kỹ thuật, và cô biết rằng việc đẩy những ô cát màu vào khuôn để làm một bức tranh treo tường nhỏ sẽ cung cấp một hoạt động duỗi ngón tay liên tục mà bệnh nhân đang cần.

Khi làm báo cáo về phương pháp can thiệp, cô nhớ lại cái lắc đầu khẽ của bệnh nhân trước khi bắt đầu hoạt động và nụ cười gượng gạo với sự lựa chọn phương pháp điều trị của cô. “Đó là tất cả những gì mình cần phải làm ư?” Cô nghĩ.

  1. KTV Hoạt động trị liệu (HĐTL) cân nhắc điều gì khi lựa chọn hoạt động cho bệnh nhân này?
  2. Thậm chí khi KTV HĐTL biết chẩn đoán và đưa ra các mục tiêu can thiệp cho bệnh nhân, những thông tin nào khác mà họ nên tìm hiểu thêm ở bệnh nhân?
  3. Hãy cân nhắc lịch sử công việc và văn hóa của bệnh nhân này, có hoạt động nào khác có thể phù hợp hơn cho bệnh nhân này?

TÌNH HUỐNG 2:

Một học viên hoạt động trị liệu đang trong chuyến thăm nhà bệnh nhân đầu tiên đến nhà một phụ nữ lớn tuổi, người vừa xuất viện từ một trung tâm phục hồi chức năng sau đột quỵ. Anh đến để đánh giá môi trường tại nhà và gặp gỡ gia đình người phụ nữ, và hướng dẫn một vài kỹ thuật cho các hoạt đông sống hằng ngày của bà. Khi học viên đến người phụ nữ giới thiệu anh với người tình đồng giới của bà. Người học viên cảm thấy không thoải mái trong tình huống này nhưng anh phải ‘gượng cười và chịu đựng” và tiếp tục hướng dẫn những thông tin cần thiết với một cách thức cứng nhắc và qua loa.

  1. Nhà HĐTL có thể làm gì để tránh ngỡ ngàng trước tình huống gặp phải ở nhà khách hàng?
  2. Cứ cho là anh cảm không thoải mái, vậy hành động gì có thể giúp KTV HĐTL có thể phản ánh được phản ứng của mình?
  3. Do không thoải mái mà KTV HĐTL có thể không cung cấp một cuộc trị liệu hiệu quả và công tâm, liệu anh ta có nên yêu cầu để được gỡ rối trong trường hợp này?

TÌNH HUỐNG 3:

Một người đàn ông Somali trẻ tuổi dường như không được thân thiện cho lắm. Anh không thích vẫy tay chào với người KTV HĐTL và tỏ thái độ hách dịch với cô. Mặc dù nhà HĐTL đã cố gắng bằng nhiều cách để khai thác thông tin từ anh và anh ta hiểu vấn đề về sức khỏe tâm thần của anh ta là như thế nào nhưng cuối cùng anh ta đứng lên và nói rằng anh không muốn nói chuyện với cô. Anh sẽ chỉ trao đổi với nam giới. Người KTV HĐTL đã viết trong hồ sơ theo dõi của anh ta rằng anh ta không tuân thủ.

  1. Cho rằng phản ứng của bệnh nhân với nhà trị liệu như vậy là chưa đúng, KTV HĐTL có nên tiếp tục làm việc với anh này không hay cô nên yêu cầu một nhà trị liệu nào là nam giới để thay thế cô trong trường hợp này?
  2. Những phương pháp gì mà nhà HĐTL này cần phải làm để hiểu thêm về văn hóa của bệnh nhân này?
  3. Nếu cô vẫn tiếp tục làm việc với bệnh nhân này, cô nên làm thế nào để tiếp cận với anh ta trong cuộc hẹn tiếp theo?

Điều gì xảy ra tương tự trong các trường hợp này? Đó là những ví dụ cho những vấn đề về văn hóa và chủng tộc có tác động như thế nào đến việc thực hành hoạt động trị liệu.

Vấn đề về văn hóa, chủng tộc và dân tộc có thể được hiểu gộp lại dưới khái niệm của sự đa dạng. Được phân loại theo nhiều nghĩa theo “các mẫu khác biệt và phẩm chất” (Merriam – Webester, 1995). Điều gì là quan trọng về sự đa dạng và tại sao nhà hoạt động trị liệu nên quan tâm về những vấn đề này? Biết được những kiến thức này sẽ giúp cho việc thực hành của nhà trị liệu như thế nào? Những tuyên bố trước đó của Mufioz đã từng đề cập đến vấn đề này. Đây là những câu hỏi quan trọng cốt lõi.

Thế giới này luôn thay đổi. Theo chỉ dẫn nhân khẩu học của Mỹ về sự đa dạng sắc tộc ngày càng tăng theo tỷ lệ qua nhiều thế hệ và việc cải thiện công nghệ kết nối với bất kỳ nơi nào trên thế giới. Đây là thế giới của hoạt động trị liệu. Mặc dù, theo các công bố về chăm sóc sức khỏe trong các lĩnh vực văn hóa và sự đa dạng ngày càng tăng qua các thập kỷ (Black & Purnell, 2006 – Scivastava,2007), sự nhận thức về nhu cầu tìm hiểu nền văn hóa đặc trưng của khách hàng là yêu cầu đầu tiên trong các báo cáo chuyên ngành vào năm 1968 (Ủy ban giáo dục chuyên ngành cơ bản – Committee on Basic Professional  Education và Hội đồng tiêu chuẩn – Council on Standards, trong Black, 2002). Một điều thú vị là, có vài lý do chính mà các nhà hoạt động trị liệu quan tâm đến sự đa dạng, trên tất cả vẫn là niềm tin về sự độc nhất của mỗi cá nhân và nhấn mạnh về việc thực hành lấy bệnh nhân làm trung tâm (client-centered practice) (Law, Baptiste, & Mills, 1995).

Việc thực hành lấy bệnh nhân là trung tâm, tập trung chủ yếu vào cá nhân khách hàng. Nhà Hoạt động trị liệu cần cố gắng để hiểu niềm tin, giá trị, và ước mơ của họ để phát triển sự can thiệp thích hợp và có ý nghĩa. Để làm tốt việc này, nhà HĐTL phải học về văn hóa cũng như tìm hiểu những giá trị của văn hóa đó như  là hiểu các đặc trưng duy nhất của khách hàng, và vì vậy văn hóa đó tác động như thế nào đến sự lựa chọn và hành vi hoạt động của con người.

Trong tình huống thực hành đầu tiên, người KTV HĐTL đã rất nhiệt tình lựa chọn hoạt động (vẽ tranh cát) và đạt được kết quả như cô mong đợi (duỗi gân cơ ngón tay) nhưng lại không có ý nghĩa cho khách hàng mà cô đang làm việc. Kết quả là khách hàng sẽ có khả năng không lặp lại các hoạt động này ở nhà. Nhà HĐTL đã nên học được một chút từ văn hóa và thái độ của người đàn ông này, họ có thể cùng nhau thực hiện liệu trình điều trị mà không chỉ đạt được kết quả thể chất mà còn sẽ kích thích khách hàng theo cách mà ông có thể luyện tập tại nhà thường xuyên để đạt được hiệu quả điều trị và giá trị văn hóa.

Vậy trong tình huống 2 & 3, nhà HĐTL nên làm gì? Bạn hãy đưa ý kiến của mình để mọi người cùng thảo luận nhé!

(Trích nguồn: Willard and Spackman’s Occupational Therapy, Chapter 16, 12th ed.2013)

Bình luận

avatar
  Subscribe  
Notify of

Tin Liên Quan