YẾU TỐ CHỦNG TỘC, SẮC TỘC VÀ VĂN HÓA CÓ TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU? (Tiếp)

Văn hóa

Định nghĩa văn hóa

Văn hóa là một thuật ngữ rộng bao gồm nhiều khía cạnh liên quan tới một cá nhân và được định nghĩa bằng nhiều cách. Iwama (2004) phát biểu rằng văn hóa là “một khái niệm linh hoạt, mang một sự đa dạng các định nghĩa và ý nghĩa tùy thuộc vào nó nằm ở vị trí xã hội như thế nào và bởi ai” (p.1). Vì vậy, nhà HĐTL phải hiểu ý nghĩa của văn hóa là gì. Black và Well (2007) định nghĩa văn hóa là:

“Tổng hợp của một cách sống (a way of living) bao gồm giá trị, niềm tin, tiêu chuẩn, biểu đạt ngôn ngữ, phương thức tư duy, các quy tắc hành vi, phương thức giao tiếp có ảnh hưởng đến hành vi của một nhóm người và truyền từ đời này sang đời khác. Nó bao gồm sự đa dạng nhân khẩu học từ tuổi, giới tính, nơi cư trú, tình trạng như xã hội, giáo dục, mức độ kinh tế, và các yếu tố liên quan khác.” (p.5)

Một nhà hoạt động trị liệu có thể hiểu được khái niệm văn hóa thông qua định nghĩa bao trùm và khá phức tạp này. Văn hóa kết hợp tất cả các yếu tố trên để tạo thành để khiến một người trở nên riêng biệt và duy nhất. Trong quá khứ, các nhà nhân chủng học và cộng sự đã chứng minh rằng, phần lớn nhận định về một con người được chứng minh bởi sự trung thành về văn hóa của họ (La Fontaine, 1985). Nếu ai đó được nhận diện tại một vài điểm có tính văn hóa thuộc người đó, thì đó có nghĩa là nhà HĐTL cũng buộc phải học hỏi về văn hóa của khách hang/bệnh nhân để thực sự có thể hiểu được khách hàng của mình. Mối tương quan với khái niệm văn hóa là các khái niệm về chủng tộc và dân tộc.

Chủng tộc và dân tộc

Chủng tộc

Thông thường, người ta thường nghĩ về chủng tộc khi được hỏi về văn hóa. Thậm chí Cục thống kê Hoa Kỳ (U.S Census Bureau) và nhiều tổ chức khác điều tra ngẫu nhiên để phân loại chủng tộc của họ, các nhà khoa học ngày nay cũng đặt ra câu hỏi về tính xác thực của khái niệm sinh học của chủng tộc (Haney Lopez, 1994; Marks, 1996). Thuật ngữ “sinh chủng học” được sử dụng bởi những người tin rằng “sự phân chia thể chất và tồn tại một cách tự nhiên trong con người là di truyền học, phản ánh hình thái học gần như sát với những thuật ngữ của Black, White và Asian” (Haney Lopez, 1994, p.6). Nói một cách khác, chủng tộc được nhận định bởi những thuộc tính vật lý. Marks (1996) tin rằng việc phân tách nhóm người trong số các nhóm rời rạc là “chủ ý chứ không phải tự nhiên” (arbitrary not natural) (p.124). Thêm vào đó, các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc nhận định một nhóm người bởi màu da của họ (thường điển hình cho khái niệm chủng tộc) không thể hiện được một nhóm văn hóa riêng biệt; hơn nữa, “sự tồn tại của đa dạng các nhiễm sắc thể trong dân số đã dán nhãn bởi màu da lên Người Da Trắng và Người Da Đen và hơn là giữa các nhóm người này” (Haney Lopez, 1994, p.13). Ngược lại ở định nghĩa sinh học này, Haney Lopez, 1994 tin rằng chủng tộc là một cấu trúc xã hội và “các thuật ngữ như Da Trắng, Da Đen, Người Châu Á, người Latin là các nhóm xã hội, không phải là nhánh khác biệt về mặt di truyền của loài người” (p.14), trong khi đó theo Relethford (theo trích dẫn ở Nittle, 2011) đã phân loại chủng tộc như là “một sản phẩm tạo ra bởi của lý trí con người không phải của tự nhiên”. Trong mỗi nhóm xã hội này có nhiều nhóm văn hóa và dân tộc khác nhau với những niềm tin, giá trị, ngôn ngữ, và hành vi khác nhau.

Những sự phân biệt chủ ý về chủng tộc đã hoàn thành điều gì để phân biệt dân tộc và ủng hộ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Abizadeh, 2001). Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là “nền tảng cơ bản nhất của việc đánh giá giá trị cá nhân dựa trên nền tảng thật hoặc tính đặc trưng của nhóm. Sự lừa dối độc ác của nó trong việc chối bỏ quyền con người để phán xét lên cá nhân hơn là các thành viên của nhóm, và bằng việc cắt đứt cơ hội và quyền lợi trên nền tảng đó” (Mark,1996, p.131). Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một vấn đề xã hội ảnh hưởng đến ngành HĐTL. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có tính hệ thống và thể chế hóa ở Mỹ đã tác động việc kết nối việc giáo dục kiểu mẫu đến số ít dân số (Rothenberg,1998), điều mà đã giới hạn một số sinh viên, người mà được chuẩn bị một cách hàn lâm về giáo dục HĐTL. Đây là kết quả trong một lực lượng lao động đa văn hóa bị giới hạn mà điều này có thể gây tổn hại đến ngành HĐTL. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng gây ra sự chênh lệch và giới hạn trong việc kết nối chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ đến người da màu và những người có sự khác biệt khác (Pittz, 2005).

Sắc tộc   

Như những khái niệm về văn hóa và chủng tộc, thuật ngữ “sắc tộc” cũng có nhiều định nghĩa, và nhiều định nghĩa đã chỉ ra rằng sắc tộc là một nhóm xã hội loài người mà chia sẻ sự tương đồng về văn hóa và dân tộc. Nét đặc trưng phổ biến nhất của một nhóm sắc tộc bao gồm “quan hệ họ hàng, lễ nghi, cách thức ăn uống, trang phục, và các lễ kỷ niệm cụ thể” (Srivastava, 2007, p.12). Nhiều người Da Trắng sống ở Mỹ có thể nhận thấy với một nền tảng sắc tộc như người Mỹ gốc Ý, người Mỹ gốc Pháp hay người Mỹ gốc Ai len. Đối với những người đươc cho là người Da màu cũng đến từ những nhóm sắc tộc khác nhau, ví dụ như người Ethiopia hay Philippin. Alizadeh (2001) thảo luận về tác động của việc có cùng nguồn gốc của một nhóm người. Mặc dù nhắc đến việc có cùng nguồn gốc, ông cho rằng “con người có chung một sắc tộc cũng như truyền thuyết có cùng một nguồn gốc– đó là việc họ tin rằng bẳn thân họ là hậu duệ của cùng một tổ tiên.” (p.25). Tuy nhiên, theo Leininger (trích dẫn từ Srivastava, 2007, p.13), điều này nhắc chúng ta rằng mặc dù sắc tộc phản ánh việc cùng chung một nền văn hóa nhưng “thuật ngữ “sắc tộc” và “văn hóa” không thể được sử dụng để hoán đổi cho nhau”. Một điều phải ghi nhớ rằng, những sinh viên và các nhà thực hành hoạt động trị liệu phải thừa nhận tầm quan trọng của việc hiểu biết dân tộc và văn hóa của khách hàng là một yếu tố quan trọng và là cốt lõi trong việc chăm sóc sức khỏe lấy bệnh nhân làm trung tâm. Các vấn về quan trong khác của khách hàng sẽ lần lượt được liệt kê sau đó.

Sự khác biệt văn hóa không liên quan đến chủng tộc và sắc tộc

Phần lớn sự khác biệt về văn hóa mà các nhà thực hành HĐTL thường gặp phải không liên quan tới chủng tộc và sắc tộc. Một vài sự khác biệt này bao gồm giai cấp hay địa vị xã hội, giáo dục, tôn giáo, xu hướng giới tính, tuổi và quan điểm chính trị – tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn hoạt động và hành vi. Rất nhiều đặc tính này đã được cá nhân hóa và có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng thông qua cách họ thể hiện đối với nhà HĐTL. Do đó, các nhân tố này thường mang nhiều cảm xúc cho cả hai bên. Việc không thể nhận biết và đáp ứng được sự khác biệt về văn hóa có thể trở thành một vấn đề trong sự tương tác giữa khách hàng/bệnh nhân và nhà HĐTL và dẫn tới các vấn đề khác liên quan tới định kiến và phân biệt đối xử trong quá trình trị liệu.

(Theo: Willard and Spackman’s Occupational Therapy, 12th ed.2013)

Bình luận

avatar
  Subscribe  
Notify of

Tin Liên Quan